XUNG QUANH VIỆC “CHÁN ĐỜI, NGƯỢC ĐẠO” CỦA LINH MỤC ĐINH VĂN MINH
"Chúng ta cứ không cho các cháu đi học để xem chính quyền
có cho các cháu đi học lớp 1 không". Đó là những lời rao giảng của vị linh
mục quản xứ Đinh Văn Minh (giáo xứ Đăng Cao, Diễn Đoài, Diễn Châu, Nghệ An) đối
với phụ huynh ở nơi. Theo đó, vị linh mục quản xứ Đinh Văn Minh đã bắt các phụ
huynh không cho các bé trong độ tuổi mầm non đến trường (hiện trường mầm non xã
Diễn Đoài chỉ có 1/42 em 5 tuổi; 3/43 em 4 tuổi; 1/38 em 3 tuổi của giáo xứ
Đăng Cao đi học). Những lời rao giảng cũng như hành động bắt phụ huynh không
cho các bé trong độ tuổi mầm non đến trường đã ngay lập tức bị dư luận và người
dân lên án, phản đối mạnh mẽ những ngày qua. Đó cũng là điều dễ hiểu khi mà với
vai trò loan báo Lời Chúa, dâng hy tế cho Thiên Chúa, chăm lo đời sống cho
những con chiên của mình. Vậy nhưng việc bắt trẻ em không cho đến trường mầm
non để thể hiện sự thách thức với chính quyền là hành vi vừa đi ngược lại với ý
Chúa và vừa ngược với thuần phong mỹ tục và truyền thống của đất nước Việt Nam.
Mỗi chúng ta chắc hẳn ai ai
cũng đều hiểu rằng giáo dục mầm non là phần giáo dục quan trọng nhất vì đó là
cơ sở cho tất cả việc học sau này; vì trẻ ở vào thời điểm có thể hấp thụ nhanh,
tốt và nhớ lâu; vì trường mầm non sử dụng các phương pháp vừa là kỹ thuật dạy
vừa thuộc xã hội hóa – Đào tạo các công dân tốt cái chính là đào tạo ở trường
mầm non. Vậy nhưng nay chỉ để thể hiện cái “tôi” cũng như thể hiện “vai trò”
của mình đối với chính quyền mà vị chủ chăn, vị linh mục quản xứ Đinh Văn Minh
lại có thể cấm hàng trăm bé trong độ tuổi mầm non đến trường.
Là một vị linh mục chắc hẳn
Đinh Văn Minh đã được nghe giảng: Đối với người KiTô hữu lương tâm là điểm sâu
thẳm nhất của con người và là nơi Thiên Chúa hiện diện. Con người ngay từ lúc
sinh ra đã được dạy dỗ, được huấn luyện để sống là một con người, để trở thành
người tự do và có trách nhiệm với bản thân và xã hội. Dạy dỗ huấn luyện về học
vấn, đức hạnh... để con người sống đúng phẩm giá của mình. "Ở bầu thì
tròn, ở ống thì dài", sống trong môi trường yêu thương ắt hẳn con người sẽ
cảm nhận được tình yêu thương dành cho họ và tâm yêu thương của con người sẽ
được khơi dậy và hành động đúng theo tiếng lương tâm chân thật là chính Đức
KiTô.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng dành muôn vàn tình yêu thương cho con trẻ “sữa để em thơ, lụa tặng
già”. Người nói “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ biết học hành là
ngoan”. Nhà nước Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay cũng luôn quan tâm và
dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và
thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990.
Đây là công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội
và văn hóa của trẻ em được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn vào ngày 20
tháng 11 năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990. Tại Điểm
d, Khoản 1, Điều 29 của Công ước ghi rõ:“Các quốc gia thành viên thỏa thuận
rằng việc giáo dục trẻ em phải được hướng tới: chuẩn bị cho trẻ em sống một
cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa
bình, khoan dung, bình đẳng nam nữ và hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các
nhóm chủng tộc, dân tộc, tôn giáo và những người bản địa”.
Quyền học tập của trẻ em được
pháp luật bảo hộ. Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi năm 1992) quy định: “Học tập là
quyền và nghĩa vụ công dân”. Cùng với Hiến pháp, quyền này còn được cụ thể hóa
trong nhiều văn bản khác nhau của hệ thống luật pháp. Luật Bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em năm 2004 khẳng định tại Điều 16: “Trẻ em có quyền được học
tập”. Tại Mục 1, 5 Điều 11, Nghị định số 338 – HĐBT ngày 26/10/1991 về thi hành
Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định: Cha mẹ, người đỡ đầu của trẻ em có
trách nhiệm: Bảo đảm các điều kiện để trẻ em hoàn thành giáo dục tiểu học trước
độ tuổi, bảo đảm cho trẻ em đi học đúng độ tuổi, bảo đảm không cho trẻ em bỏ
học; trong trường hợp con, trẻ em được đỡ đầu không hoàn thành giáo dục tiểu
học theo luật định, phải chịu các hình thức xử phạt thích hợp. Việc chăm lo,
đảm bảo quyền học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ em là trách nhiệm
chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Quyền trẻ em là tất cả những gì
trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Trong đó:
“Được chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần ở
mức cao nhất, là quyền của trẻ em trong Pháp Luật Việt Nam và là mục tiêu phấn
đấu của gia đình, Nhà nước và xã hội”.
Tâm hồn con trẻ giống như mầm cây cần chăm sóc uốn nắn, nếu uốn
cong sẽ cong, uốn thẳng sẽ thẳng. Những bài học đầu tiên sẽ là hành trang các
em đem theo suốt cuộc đời. Trong Kinh thánh có đề cập “những bậc làm cha mẹ,
đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách
khuyên răn và sửa dạy”. Huấn từ của Đức Giáo hoàng Bê-nê-đích (Benedict) XVI
đối với người Công giáo cũng răn rằng “Người Công giáo tốt cũng là người công
dân tốt”. Liệu với cách“giáo dục” mà linh mục Đinh Văn Minh đã và đang làm,
liệu con em họ có trở thành người công dân tốt được không? Mong rằng các cơ
quan chức năng cũng như Giáo hội Công giáo Việt Nam sớm có những hình thức xử
lý đối với những kẻ đã và đang đi ngược lại với ĐẠO và ĐỜI như Đinh Văn Minh!
XUNG QUANH VIỆC “CHÁN ĐỜI, NGƯỢC ĐẠO” CỦA LINH MỤC ĐINH VĂN MINH
Reviewed by Cờ đỏ sao vàng
on
tháng 10 13, 2017
Rating:
